Khi dán sứ Veneer răng chỉ cần mài bớt khoảng 0,3 - 0,6 mm nhưng mang lại kết quả thẩm mỹ cao và nhiều tính năng ưu việt khác. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp không nên thực hiện phương pháp này. Cùng Nha khoa HINA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Dán sứ Veneer là gì?
Dán sứ là kĩ thuật sử dụng mặt sứ có độ dày khoảng 0.3-0.5mm với màu sắc tự nhiên như răng thật và gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Vì tỷ lệ mài răng cực kỳ bé nên mô răng được bảo tồn tối đa, không ảnh hưởng đến sự sống của tủy răng.
Ưu điểm của dán sứ veneer
- Tính thẩm mỹ cao: khắc phục được tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu, răng bị nứt, bể, răng thưa,...
- Hạn chế tối đa việc mài răng
- Tuổi thọ cao
- Khả năng ăn nhai không bị ảnh hưởng
- Thời gian phục hình nhanh chóng, chỉ sau 2 lần hẹn là có thể sử hữu hàm răng đều, đẹp và nụ cười tự tin rạng ngời.
Dán sứ Veneer là gì?
Quy trình dán sứ veneer
Để quá trình dán sứ Veneer diễn ra an toàn, bạn cần lựa chọn thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên môn cao. Dưới đây là các bước trong quy trình dán sứ veneer:
Bước 1: Thăm khám răng miệng và chụp phim X - quang để bác sĩ xác định hàm răng của bạn có phù hợp với phương pháp dán sứ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý nha khoa trước khi thực hiện dán sứ để đảm bảo an toàn trong quá trình dán sứ.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng để giữ vệ sinh khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công, gây viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Gây tê và mài bớt răng với kích thước đã được xác định sẵn để chuẩn bị cho công đoạn dán sứ veneer vào răng.
Bước 4: Lấy dấu hàm, chế tác hình dáng răng sứ với kiểu dáng, kích thước, màu sắc, kích cỡ… phù hợp với hàm răng của bạn.
Lựa chọn màu răng sứ phù hợp với hàm răng
Bước 5: Thực hiện gắn răng sứ lên trên mão răng thật và cố định vĩnh viễn bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh lại răng miệng một lần nữa để kết thúc quá trình dán sứ.
Bước 6: Sau khi hoàn thành quá trình dán sứ veneer, bác sĩ sẽ hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm soát chất lượng, tuổi thọ của mặt dán sứ.
Dán sứ Veneer dành cho ai?
Phương pháp dán sứ Veneer ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp.
Những trường hợp nên dán sứ Veneer
- Chân răng ngắn, răng bị mòn cạnh.
- Răng có khuyết điểm bị thưa, hở ở mức độ nhẹ.
- Có sứt mẻ nhẹ ở răng do chấn thương.
- Răng đều đặn nhưng ố vàng, nhiễm tetracycline, tẩy trắng nhưng không hiệu quả.
- Thân răng ngắn
Khách hàng đóng khe răng cửa bằng dán sứ veneer
Những trường hợp không nên dán sứ Veneer
Người mắc bệnh lý viêm nha chu, viêm tủy răng,… Do đó, người muốn dán sứ cần phải đảm bảo sức khỏe răng miệng để quy trình dán sứ diễn ra một cách an toàn.
- Răng mọc lệch lạch hoặc sai khớp cắn nặng: Đây là những trường hợp răng gặp khuyết điểm nghiêm trọng, không nên dán sứ, vì khó đạt được hiệu quả phục hình răng tối ưu.
- Có răng sâu hoặc từng chữa tủy
- Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ vì nếu dán sứ sẽ dễ gây mòn, nứt, vỡ răng…
Vì vậy, trước khi phục hình sứ, Nha khoa HINA sẽ thăm khám và tư vấn theo tình trạng răng để đưa ra phương pháp tối để đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng cho khách hàng.
Liên hệ Nha khoa HINA để được tư vấn miễn phí!