nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

Bạn cần lưu ý gì khi niềng răng?

Niềng răng là phương pháp  ngày càng phổ biến giúp bạn cải thiện các vấn đề về răng như răng hô, móm,... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất, an toàn và nhanh chóng bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây khi niềng răng.

Chọn loại mắc cài
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để tìm hiểu được phương pháp phù hợp với tình trạng răng, nhu cầu thẩm mỹ, tài chính của mình, bạn nên tìm hiểu kỹ và nghe tư vấn của các bác sĩ trước khi niềng răng. Có 4 phương pháp niềng răng phổ biến sau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
  • Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign

Niềng răng mất bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào vị trí răng của bạn, tình trạng răng mọc lệch phức tạp hay đơn giản. Thời gian niềng răng trung bình dao động từ 18 - 24 tháng, nhưng nếu sai lệch răng nặng sẽ mất nhiều thời gian niềng hơn. Ngoài ra, niềng răng ở trẻ em được thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn so với người lớn do tuổi nhỏ nên hầu hết đều không cần phải nhổ răng hoặc đeo thêm các khí cụ phức tạp.

Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của nha sĩ
Bác sĩ sẽ là người lên lịch khám răng cho bạn trong suốt quá trình chỉnh nha, việc bạn cần làm là tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời. Việc thực hiện đúng lộ trình chỉnh nha và làm theo chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế các rủi ro biến chứng như hàm biến dạng, lệch vẹo,...

Tùy vào từng phương pháp niềng răng mà bác sĩ điều chỉnh lực kéo của mắc cài hoặc thay máng chỉnh nha cho bạn. Thông thường, niềng răng mắc cài cần nhiều thời gian thăm khám nha khoa hơn, trung bình khoảng 2 tuần/lần.

Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng 
Dù bạn thực hiện niềng răng theo phương pháp niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt thì quy tắc chung vẫn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ dễ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axit kích thích nướu, gây sâu răng và hôi miệng.

Do đó, khi niềng răng, bạn cần vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa... Ngoài ra, nha sĩ có thể yêu cầu bổ sung fluoride, đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng.

Chế độ ăn uống cần lưu ý khi niềng răng
Bạn hãy tuân thủ theo chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ định, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình niềng răng. Đồng thời sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nhai và ăn những miếng nhỏ vừa miệng khi răng vẫn còn đau nhức.

Khi đã ăn uống bình thường bạn nên hạn chế những thực phẩm quá cứng, quá dai để tránh bung tuột mắc cài.  Đồng thời, các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh cũng hạn chế vì dễ gây ra ê buốt và đau nhức. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm như kẹo cao su, đồ ăn có nhiều đường hoặc có màu để hạn chế các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, biến đổi màu răng không tiếp xúc với dụng cụ niềng do mất canxi.

Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay máng niềng vô hình
Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, người bệnh có thể gặp phải tình trạng răng bị nhạy cảm trong vòng 24 - 48 tiếng. Nếu như tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho nha sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, nếu không cẩn thận có thể tổn thương các mô mềm ở má, môi và lưỡi. Ngoài ra nếu chế độ ăn uống khi niềng răng không hợp lý, vệ sinh răng niềng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng lỏng hoặc vỡ mắc cài làm ảnh hưởng đến lực tác động lên răng.

Đối với niềng răng vô hình, nướu và môi có thể bị trầy xước hoặc kích thích khi mới lắp máng niềng. Tương tự như đối với mắc cài thông thường, bạn cần báo ngay cho nha sĩ nếu triệu chứng không giảm sau 3 ngày. Khi đổi từ máng niềng cũ sang máng niềng mới, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, máng niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng nên bạn cũng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để cải thiện vấn đề này.

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng sau khi tháo niềng là quá trình niềng răng sẽ kết thúc và kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên, trên thực tế, răng của bạn vẫn còn yếu và có thể di chuyển làm lệch vị trí đã điều chỉnh. Do đó, bạn cần đeo hàm duy trì để cố định các răng thêm trong một thời gian nữa, tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cần đeo hàm duy trì. Việc đeo hàm sẽ giúp răng làm quen được với những áp lực khi nhai và duy trì kết quả của việc niềng răng.

Trên đây, Nha khoa HINA đã cung cấp những lưu ý quan trọng khi niềng răng để niềng răng hiệu quả và an toàn. Nha khoa HINA hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình niềng răng.

Bài viết nổi bật

5 Vấn đề răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi

5 Vấn đề răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân của người lớn tuổi. Cùng Nha khoa...

Viêm nướu khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm nướu khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục răng hô vẩu, móm, khấp khểnh hay sai khớp cắn. Tuy...

Nên trồng răng bằng cầu răng hay cấy ghép Implant

Nên trồng răng bằng cầu răng hay cấy ghép Implant

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cách mài cùi 2 răng bên cạnh vị trí mất...

Niềng răng thưa

Niềng răng thưa

Hiện nay, đối với mức độ thưa kẽ hoặc khe hở lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ sai lệch nặng hay nhẹ...

Lợi ích của trồng răng giả Implant so với các phương pháp khác

Lợi ích của trồng răng giả Implant so với các phương pháp khác

Khi gặp phải tình trạng mất răng, nhiều người thường tìm kiếm giải pháp hiệu quả để phục hồi...