nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

Những điều cần ghi nhớ trong quá trình niềng răng

Niềng răng là một phương pháp nha khoa giúp dịch chuyển răng về vị trí cân đối. Hãy cùng Nha khoa HINA tìm hiểu những điều cần lưu ý trong quá trình niềng răng để có một quá trình chỉnh nha an toàn và đạt kết quả tốt nhất qua bài viết này nhé.

Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn.  Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng và mỗi loại sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn. Vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung hay các kẽ răng, nếu không được xử lý sẽ dễ hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, theo các bác sĩ tại Nha khoa HINA, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và sau ăn 30 phút, dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay cho tăm xỉa để loại bỏ thức ăn dư thừa dính vào gây hại cho răng đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.

Chế độ ăn uống
Khi niềng răng, chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả điều trị. Việc lựa chọn đồ ăn phù hợp có thể tránh được việc thức ăn mắc vào cài làm hỏng cài và dây cung. 

Những thực phẩm bạn nên ăn trong quá trình niềng răng: 

  • Những thức ăn mềm như cháo, súp, đồ ăn nấu chín kỹ.
  • Các thực phẩm nên được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua…
  • Các món ăn từ trứng như trứng chiên, trứng luộc, bánh flan,... Do trong trứng có chứa nhiều Vitamin D và cũng không phải thực phẩm cứng, dai nên bạn có thể thưởng thức.
  • Thực phẩm xốp, mềm như bánh mì và các loại thức ăn chế biến từ ngũ cốc như bột ngũ cốc, bánh bông lan, bánh ngọt không rắc hạt, vừa ngon miệng và bổ dưỡng, lại có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi mới niềng răng.
  • Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng. Các loại thịt này cần được chế biến ở dạng mềm, có thể băm nhuyễn hoặc ninh nhừ.
  • Rau quả các món nghiền như khoai tây, trái cây cắt nhỏ khi ăn hoặc ép trái cây, sinh tố. Chúng có chất khoáng có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng.

Những thực phẩm nên hạn chế trong quá trình niềng răng

  • Thực phẩm dai, cứng, dẻo: như hạt cứng, pizza, bánh dày,...  Với những thực phẩm này, bạn nên hạn chế vì nó dễ làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
  • Những thức ăn có màu như ghệ, cà ri… bạn cũng nên hạn chế bởi vì nếu bạn không vệ sinh sạch, bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ.
  • Đồ ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, bánh… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu
  • Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng... hoặc quá lạnh như đá, kem,..
  • Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, bắp rang bơ, thức ăn chiên giòn vì trong chúng có nhiều tinh bột dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh kỹ.
  • Trà, cà phê, bia rượu: thực phẩm này có tác động tiêu cực đến răng, xỉn màu răng.

Tuân thủ các lời dặn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài…nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình nhanh có kết quả.

Ngoài ra, những thói quen xấu có hại như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng…bạn cũng nên loại bỏ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

Cách giảm ê buốt trong khi niềng
Ê buốt, căng tức là cảm giác thường gặp khi bắt đầu gắn niềng răng, nhất là niềng răng mắc cài kim loại, cả răng và lợi có thể rơi vào tình trạng đau hay ê buốt từ khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên. Việc đau nhức này là điều dễ hiểu, không chỉ răng, nướu mà lưỡi và má cũng có thể bị đau do chưa quen với các mắc cài. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhức, nhưng phải sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng bừa bãi.

Ngoài ra trong ăn uống bạn nên hạn chế việc ăn các loại thực phẩm quá cứng hay quá dai để giảm bớt sự đau ê. Khi vệ sinh răng miệng để hạn chế nhức răng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm, dùng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng với các đầu chải lông mềm, kem đánh răng cho người niềng giúp răng hạn chế cảm giác ê buốt trong quá trình niềng răng.

Xử lý khi bạn lỡ làm rơi mắc cài

Trong thời gian niềng răng, nếu bạn không may làm rơi mắc cài bạn nên đến liên hệ nha khoa để sắp xếp bác sĩ gắn mắc cài cố định chắc chắn trên răng lại.

Trong trường hợp bạn chưa thể đến nha khoa ngay, thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn hãy giữ lại mắc cài và liên hệ đến bác sĩ hoặc phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cách giải quyết tốt nhất. Bạn tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ vật nào để gắn lại mắc cài khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì nếu bạn gắn sai có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Bạn không nên kéo hoặc cố gắng bẻ cong khung niềng. Bạn có thể gây ra thương tổn lớn đối với hàm răng của mình.

Để hạn chế tình trạng rớt mắc cài bạn nên có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách. Hầu hết các ca rớt mắc cài là do các bạn dùng lực để cắn, gặm thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Vì vậy để quá trình niềng răng không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, bạn nên thực hiện theo đúng lời dặn của bác sĩ. 

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào với niềng răng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên tham gia các buổi thăm khám định kỳ với bác sĩ. Bởi trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng bất thường (nếu có). Mọi sự chủ quan và trì hoãn sửa chữa có thể có khả năng làm chậm thời gian điều trị của bạn. 

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi niềng răng. Hy vọng những điều mà Nha khoa HINA chia sẻ sẽ giúp bạn có một quá trình niềng răng hiệu quả.