nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

Nghiến răng khi ngủ - thói quen xấu ảnh hưởng đến hàm răng của bạn

 

Nghiến răng khi ngủ là một thói quen xảy ra ở cả người lớn và trẻ. Mặc dù không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng vấn đề này gây ra hiệu quả nghiêm trọng cho răng miệng. Cùng Nha khoa HINA tìm hiểu hậu quả của nghiến răng qua bài viết dưới đây nhé!

 

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng

Biểu hiện của nghiến răng đó là các răng ở hàm trên và hàm dưới nghiến chặt và siết lấy nhau, tạo ra âm thanh ken két chói tai. Không chỉ xảy ra lúc ngủ, tình trạng này có thể xuất hiện nay khi bạn đang thức và trong trạng thái tập trung quá mức, căng thẳng hay giận dữ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

 
  • Những người luôn ở trong trạng thái căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức, stress quá nhiều hoặc tính cách hiếu thắng, mạnh mẽ thì dễ bị nghiến răng khi ngủ.
  • Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người bị rối loạn giấc ngủ thường có liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảo giác, bóng đè và nghiến răng.
  • Một số trường hợp nghiến răng khi ngủ lại do tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… hoặc người bệnh mắc các bệnh lý trước đó như bệnh Parkinson, trào ngược dạ dày - thực quản,...
  • Do hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp.

 

Nghiến răng có thể do căng thẳng hoặc do hàm răng lệch lạc

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ kéo dài

Nghiến răng không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng:

 
  • Răng bị bào mòn, mất hết lớp men, xỉn màu, dẫn đến ê buốt răng
  • Răng yếu đi, dễ bị sâu răng, rụng răng
  • Gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương - hàm (TMJs)
  • Khuôn mặt mất cân xứng, biến dạng khuôn mặt

 

Nghiến răng có thể khiến răng bị bào mòn, thậm chí rụng răng

Cách khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ

Nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ ở mức độ nhẹ và mới mắc phải thì bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen, hành vi của mình để khắc phục tình trạng này mà không cần đến biện pháp điều trị. 

Tuy nhiên, trong trường hợp nghiến răng kéo dài hoặc ở mức độ nặng thì cần phải đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, đánh giá tình hình và chỉ định phương án điều trị phù hợp.

Hiện nay, để khắc phục tình trạng nghiến răng, các bác sĩ có thể sử dụng các can thiệp nha khoa như dụng cụ bảo vệ hàm hoặc chỉnh nha hoặc các biện pháp tâm lý.

 

Khi gặp tình trạng nghiến răng, bạn hãy có biện pháp can thiệp kịp thời ngay để tránh ảnh hưởng hàm răng của mình nhé!