nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

http://nhakhoahina.com/dau-rang-khon


 

 

Chào các bạn, bạn bị những cơn đau răng khôn (răng số 8) hành hạ 

Không há miệng to, nuốt đau dẫn đến ăn uống kém

Hơi thở mà ai tiếp xúc cũng phải lấy tay che mũi

...vì sao lại thế nhỉ?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 Nguyên nhân là gì vậy?

 

 

Cơn đau do anh răng gọi là "khôn" sẽ thường xuyên diễn ra với chu kỳ vài tuần, 1 tháng hoặc vài tháng vì lợi chùm lên răng gây tích tụ thức ăn mà chúng ta không thể vệ sinh hết được sau 1 thời gian sẽ viêm nhiễm và gây đau.

 

 

Do viêm nhiễm phần xương ở dưới răng mọc lệch (khi mọc lệch sẽ tạo thành thung lũng và thức ăn sẽ tích tụ hằng ngày mà chúng ta không thể tự vệ sinh ra được)

 

 

Do tổn thương răng số 7, sâu và viêm tủy gây cơn đau lan (đau từ răng số 7 lan sang răng rố 8, răng số 6 và răng hàm trên)

 

 

Khi mọc răng khôn có biểu hiện sẽ là như thế nào?

 

 

 

Có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: đau răng khôn không ngủ được là không có nhé vì lúc này răng  mới mọc  phía dưới xương và lợi, nếu không có tổn thương lớn như chấn thương hay viêm nhiễm xương hàm thì hoàn toàn không có biểu hiện gì?

 

 

Giai đoạn 2: là giai đoạn chúng ta bước vào tuổi 18 khi răng bắt đầu mọc lên và có các biểu hiện mọc lệch

 

 

Các  cơn đau sẽ diễn ra từ từ, đau âm ỉ, thoáng qua khiến ta rùng mình giống như cơn gió lạnh đầu đông bất ngờ ập đến .

 

 

Hơi ê buốt khi ăn, uống đồ lạnh

 

 

Giai đoạn thứ 3: Răng đã mọc hết  và cơn đau diễn ra rầm rộ hơn, ồn ào hơn.

 

 

Nếu chúng mọc thẳng cơn đau sẽ nhẹ nhàng và chủ yếu là do phần lợi chùm lên

 

 

Nhưng nếu chúng mọc lệch và có biến chứng đâm vào răng số 7, viêm nhiễm phần xương dưới răng

 

 

Cơn đau sẽ biểu hiện: ê buốt khi ăn nhai từ nhẹ nhàng cho đến buốt tận óc và lúc này thì:

google: "thuốc giảm đau khi mọc răng khôn", "nỗi đau mọc răng khôn", vân vân và mây mây

 

 

 

Không há ngậm miệng  to được, nuốt đau cái này rất cực khổ nha bạn, muốn ăn mà anh miệng không cho ăn hu hu.

 

 

Nổi hạch cổ (chúng ta chụm 2 ngón tay cùng bên đau sờ lên phía cổ tương ứng với phần răng đau thấy có u di động, ấn hơi đau), hoặc toàn thân có biểu hiện sốt nhẹ.

 

 

Trong thời kỳ có thai hoặc cho con bú thì phải làm như thế nào?

 

 

Thời kỳ  bà mẹ mạng thai: tốt nhất chúng ta nên đi khám răng và chụp xq định trước khi có ý định lập gia đình và sinh em bé.

 

 

Trong lúc có thai các triệu chứng của cơn đau vẫn diễn ra và sẽ tăng hơn do sức khỏe bà mẹ giảm sút, sức đề kháng yếu.

 

 

Thời kỳ này chúng ta không thể dùng thuốc tây y để cải thiện các cơn đau răng khôn chính vì thế những bài thuốc dân gian giúp giảm đau nên được áp dụng.

 

 

 Ví dụ như: tỏi tươi, chanh, hành tây, bạc hà…hoặc có thể dùng đồ lạnh như đá, hoa quả để tủ lạnh cũng giúp cơn đau răng khôn được cải thiện.

 

 

Đồng thời bạn nên đến nha sĩ hằng ngày để nha sĩ có những dụng cụ chuyên khoa sẽ vệ sinh sạch thức ăn dắt trong kẽ răng hoặc lợi chùm một cách dễ dàng.

 

 

Kết hợp với súc miệng nước sát khuẩn, nước muối và sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng tại nhà như: chỉ nha khoa, máy tăm nước…

 

 

Khi những “’miếng đánh” trên không đem lại hiệu quả hãy lập tức đến bệnh viện tuyến trên để được khám và tư vấn phương pháp hợp lý nhất để nhổ răng khôn 

 

 

Thời gian can thiệp răng khôn vào lúc bạn mang thai 6 tháng cuối là hợp lý nhất.

 

 

Trong thời kỳ cho con bú:

 

 

Sau khi được khám kỹ bởi bác sĩ chuyên khoa, răng của bạn bắt buộc phải “rời xa” anh em của chúng thì các nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp tốt nhất cho bạn mà không gây mất, giảm lượng sữa hoặc ảnh hưởng tới con bạn.

 

 

Chính vì thế các bạn hãy yên tâm và lập tức tìm đến nha sĩ uy tín gần bạn nhất nhé.

 

 

Đau răng khôn có gây đau đầu không?

 

 

Đương nhiên rồi.

Các dây thần kinh răng có tính nhậy cảm rất lớn.

 

 

Chính vì thế khi đau răng khôn sẽ có những cơn đau buốt tận óc, các cơn đau kéo dài và liên tục sẽ gây tổn thương não và gây đau đầu kèm theo.

 

 

 

 

 

Để cơn đau răng khôn không diễn ra nghiêm trọng thì phải làm thế nào?

 

 

Hãy chủ động đi khám nha sĩ sớm nhất nếu bạn có ý định: lấy chồng, sinh em bé, đi bộ đội, đi học xa nhà, đi du học....

 

 

Thời kỳ 18-25 là giai đoạn mọc cái răng  tên là khôn, cơn đau và các biến chứng của nó vẫn chưa diễn ra quá lớn hãy lập tức đến nha sĩ để được tư vấn 

đừng để "nỗi đau mọc răng khôn" ám ảnh bạn nhé

 

 

 

Nhưng nếu có biểu hiện của "răng khôn đau"  hãy tranh thủ giải quyết chúng nếu có biểu hiện tổn thương lợi, xương và răng bên cạnh nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Trên đây là một số câu hỏi mà đa số các bạn cùng thắc mắc.

 

 

Rất cảm ơn các bạn đã đọc bài, mong các bạn hãy giúp mình bình chọn cho bài viết

 

 

Những bình chọn tốt hoặc chưa tốt sẽ được chúng tôi ghi nhận và chỉnh sửa lại.

 

 

Nếu những bài viết tới mà các bạn thấy hay hơn thì người góp phần vào bài viết hay đó chính là các bạn. Các bạn giúp chúng tôi nhé.

Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào về răng khôn (răng số 8)

SĐT: 0901.802.888

Địa chỉ: Cs1 Thôn Giữa, Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

             Cs2 số 151 Bạch Đăng, Thị Trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

 

 

 

Bài viết nổi bật

Những điều cần ghi nhớ trong quá trình niềng răng

Những điều cần ghi nhớ trong quá trình niềng răng

Niềng răng là một phương pháp nha khoa giúp dịch chuyển răng về vị trí cân đối. Hãy cùng Nha...

Sửa răng vẩu Hải Phòng

Sửa răng vẩu Hải Phòng

Răng vẩu là một dạng mọc sai lệch khớp cắn phổ biến thường gặp ở nhiều người. Chẳng may gia đình...

Trồng răng giả bằng cầu răng

Trồng răng giả bằng cầu răng

Cầu răng sứ là phương pháp hiệu quả được các bác sĩ sử dụng cho khách hàng bị mất răng. Cùng Nha...

Viêm nướu khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm nướu khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục răng hô vẩu, móm, khấp khểnh hay sai khớp cắn. Tuy...