nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

Tẩy Trắng răng

 

 

Một số trường hợp dù đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn không trắng sáng mà còn ố vàng. Cùng Nha khoa HINA tìm hiểu nguyên nhân vì sao khiến việc vệ sinh răng miệng không thể phát huy tác dụng, gây ra tình trạng răng ố vàng qua bài viết dưới đây nhé

Nguyên nhân vì sao việc vệ sinh răng miệng nhưng răng vẫn ố vàng

Đánh răng là thói quen mỗi ngày được các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp dù đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn không trắng sáng mà còn ố vàng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

 Di truyền

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến màu răng của bạn. Với nguyên nhân này, bạn rất khó để có thể cải thiện màu sắc của men răng thông qua việc chải răng hàng ngày mà bạn có thể tham khảo tới các phương pháp thẩm mỹ nha khoa như tẩy trắng răng, làm răng sứ.

 

Răng ố vàng do di truyền khó làm trắng bằng việc chải răng hằng ngày

 Hút thuốc lá

Trong thuốc lá có chứa nicotine và nhựa thuốc khiến răng bạn sẽ bị ố vàng. Không những thế, nicotine còn là một trong những tác nhân phổ biến gây ra các vấn đề răng miệng khác như viêm lợi, viêm chân răng…

 

Hút thuốc lá khiến răng bị ố vàng và các bệnh lý về răng miệng

 Sử dụng thực phẩm có màu như trà, cà phê,...

Đồ ăn và thức uống có màu tối như cà phê, nho, trà, nước ngọt,... sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc răng của bạn bởi trong chúng chứa hợp chất tanin màu bám vào răng khiến răng bị ố vàng, xỉn màu.

 

Sử dụng nhiều đồ uống có màu khiến răng bị ố vàng

 Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu

Thói quen này có thể khiến các men răng sẽ nhanh chóng bị bào mòn và làm lộ phần ngà răng,  khiến răng trông vàng hơn. 

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kém làm  mảng bám, cao răng tích tụ khiến răng vàng hơn, thức ăn thừa bám vào giữa kẽ răng, gần nướu.

 

 Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên như thuốc tetracyclin hay doxycycline có thể làm vàng răng, đặc biệt là khi chúng được sử dụng ở trẻ em ở độ tuổi đang phát triển. Bên cạnh đó, một số nước súc miệng chứa chlorhexidine và cetylpyridinium chloride cũng có thể khiến bạn bị vàng răng. Màu răng cũng sẽ bị thay đổi nếu dùng thuốc an thần hay thuốc hạ huyết áp.

 Răng bị nhiễm Fluor

Fluo là chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều, nhất là khi do trong nguồn nước có fluor, răng có thể xuất hiện các đốm màu trắng đục, làm răng gồ ghề và sau dần sẽ chuyển màu ố vàng dần dần.. Vấn đề này rất phổ biến ở trẻ do chúng thường nuốt kem đánh răng.

Không vệ sinh mặt lưỡi

Vi khuẩn ở lưỡi sẽ bám trên răng tạo ra các mảng bám là cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ố vàng trên răng. Do khi vệ sinh hằng ngày chúng ta quên không vệ sinh sạch sẽ phần lưỡi.

 

Mọi người thường quên vệ sinh mặt lưỡi khi đánh răng

 

Để khắc phục tình trạng răng ố vàng, bạn nên đến nha khoa thăm khám để xác định tình trạng răng miệng và đưa ra biện pháp phù hợp nhất nhé!