nhakhoahina84@gmail.com 090 180 28 88

Người mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người mới niềng răng nên ăn và tránh ăn gì là vấn đề quan trọng, giúp góp phần đảm bảo hiệu quả tối ưu cũng như không ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha. Hãy cùng Nha khoa HINA tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vì sao cần chú ý lựa chọn thực đơn cho người mới niềng răng?
Sau khi niềng răng, khí cụ nha khoa như mắc cài hoặc khay niềng sẽ tiếp xúc với khoang miệng, gây cảm giác khó chịu, vướng víu khi ăn uống, nói chuyện. Ngoài ra, thời gian đầu khi niềng răng, cảm giác đau và răng yếu hơn bình thường là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do tác động của mắc cài để co kéo, điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.

Tất cả những vấn đề này không chỉ gây cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng nếu chăm sóc không đúng cách. Do đó, thói quen ăn uống là yếu tố đầu tiên cần chú trọng sau khi niềng răng. Bạn cần nắm rõ thực đơn dành cho người mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh làm tăng nguy cơ tổn thương răng hàm cũng như giảm hiệu quả điều trị.

Người mới niềng răng nên ăn gì?
Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi lần bác sỹ kiểm tra, xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường sẽ có cảm giác căng tức. Món ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo sau đây:

Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa bao gồm các loại bánh, phô mai, bơ mềm và các loại thức uống làm từ sữa tươi, sữa chua… Trong giai đoạn đầu, loại thực phẩm này là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng toàn diện đồng thời làm giảm áp lực trên các răng giúp bạn hạn chế tình trạng sụt cân và không làm ảnh hưởng đến răng miệng.

Thực phẩm xốp, mềm
Những loại thực phẩm xốp mềm như bột ngũ cốc, đậu hũ, bánh bông lan,... vừa giúp bạn bổ sung dinh dưỡng đồng thời giúp tăng cảm giác ngon miệng trong thời gian đeo niềng, không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Các món ăn từ trứng
Các món ăn từ trứng như trứng luộc, bánh flan, bánh bông lan…rất giàu vitamin D tốt cho răng. Do đó, trong quá trình đeo niềng đây là một trong những nhóm thực phẩm bạn không nên bỏ qua.

Thức ăn chín mềm
Một số món bạn có thể thêm vào thực đơn như súp, cháo, cơm mềm, bún hoặc phở,... Các món ăn từ thịt, cá, rau củ quả bạn vẫn có thể ăn nhưng phải đảm bảo được chế biến ở dạng mềm, có thể băm nhuyễn hoặc ninh nhừ để hạn chế tối đa tác động đến răng miệng trong quá trình ăn.

Các loại rau củ, trái cây mềm
Người mới niềng răng cần bổ sung các loại rau củ và trái cây trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguồn bổ sung vitamin rất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại rau củ được nấu chín mềm, trái cây mềm hoặc được ép thành nước hoặc sinh tố nhằm bảo vệ răng tốt hơn.

Một vài loại trái cây và rau củ phù hợp:

Các loại rau có màu xanh đậm, giàu chất xơ và các chất chống oxy hoá như: súp lơ, cải xanh, rau chân vịt…
Trái cây tốt cho răng miệng nhe: Táo, chuối, cam, bưởi…

Người mới niềng răng nên kiêng ăn gì?
Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, bạn nên tránh các loại thực phẩm sau:

Các loại thực phẩm cứng
Những loại thực phẩm cứng như đá, kem, kẹo, sụn,... khiến răng và hàm phải vận động nhiều, gây cảm giác đau nhức. Đồng thời, tác động của những loại đồ ăn cứng cũng lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cũng cũng không nhỏ. Nhiều trường hợp do ăn đồ cứng khi niềng răng đã bị đứt hoặc bung khay niềng ra khỏi răng.

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng hay quá lạnh như đá, kem đều gây ảnh hưởng tới mắc cài và dây cùng, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại.

Các loại thức ăn có tính dẻo dính
Bánh dày, xôi chiên, bánh nếp, kẹo dẻo… là kẻ thù hàng đầu của những người niềng răng. Vì khi ăn những món này, nguy cơ đồ ăn bị dính lại tại các mắc cài là điều không tránh khỏi. Thậm chí, nhiều trường hợp mắc cài còn dính vào thức ăn và dễ dàng bung ra khỏi mặt răng.

Các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn
Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn, bim bim thường có nhiều vụn.  Khi vụn những món này bị “kẹt” lại ở các mắc cài, vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng.

Các món ăn có chứa đường
Bạn nên hạn chế sử dụng những món ăn có chứa nhiều đường bởi chúng sẽ để lại những mảng bám trên bề mặt răng. Điều này dẫn đến nguy cơ gây ra tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng. Bên cạnh đó,  đường cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình niềng răng.

Trong quá trình niềng răng, bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh xa thuốc lá, cà phê, trà,... và đặc biệt tuyệt đối không được dùng răng để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.  

Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, thành công và nhanh chóng thì việc ăn gì hay không nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng. Do đó, các bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc nhai chậm, ăn chậm và vệ sinh răng miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng góp phần giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả.